Lời điếu vĩnh biệt Lưu Hiểu Ba - Người cao quý và bọn chó đểu - Dân Làm Báo

Lời điếu vĩnh biệt Lưu Hiểu Ba - Người cao quý và bọn chó đểu

Thái Bá Hồng (Danlambao) chuyển ngữ - Một nhà phê phán chính quyền nhà nước gay gắt nhất của TQ đã qua đời: Nhà đoạt giải Nobel hòa bình 61 tưổi đã nằm xuống vì bệnh ung thư. Bắc Kinh hành hạ nhà bất đồng chính kiến cho đến giờ phút cuối.

Không một ai trong số những đứa con vĩ đại của họ bị TQ hiện đại theo sát không chút lòng thương như anh, chưa qua một ai mà bộ máy cầm quyền của TQ đã bộc lộ cái phi nhân tính của họ trước quảng đại quần chúng như qua anh, cũng chưa trước một người nào mà họ phải sợ hãi như trước anh: Vào thứ năm vừa qua, nhà văn, nhà đoạt giải Nobel hoà bình Lưu Hiểu Ba, đã chết ở tuổi 61 vì căn bệnh ung thư gan trong một nhà thương mà bị lực lượng an ninh rào chắn kín mít.

Lưu Hiểu Ba thuộc thế hệ những người được sinh ra ở những năm 50, mà ngày nay họ đã khắc nên bức tranh TQ: Chủ tịch nước Tập Cận Bình, sinh 1953, thủ tướng Lý Khắc Cường sinh 1955, nhà đoạt giải Nobel văn học Mo Yan sinh 1955, nhà nghệ thuật Ai Weiwei sinh 1957. Họ là những người mà thời niên thiếu và tuổi thành niên đã dự cảm được cuộc cách mạng văn hóa, một giai đoạn lịch sử dã man nhất dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông. Mọi người mà cho đến hôm nay còn được khắc dấu của thời điểm này, từ kinh nghiệm của mình họ đều rút ra bài học khác.

Liu xuất thân từ một gia đình trí thức ở Trường Xuân (Changchun), đã trở nên một nhà phê phán gay gắt chế độ độc tài cộng sản. Anh nghiên cứu văn học, đã bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1988 tại BK với đề tài "Thẩm Mỹ học và tự do của con người" và sau đó anh giảng dạy ở Oslo, New York và Honolulu.

Liu tránh được cuộc đổ máu lớn ở quảng trường Thiên An Môn

Mùa thu năm 1989 khi mà sinh viên đang nổi lên phong trào chống lại lãnh đạo nhà nước, thì anh về nước, tham gia vào vị trí đầu tàu của phong trào. Vào đầu tháng 6 năm 1989, cùng với 3 lãnh đạo phong trào phản đối, anh đã tuyệt thực. Khi đã rõ ràng rằng, quân đội sẽ tấn công quảng trường Thiên An Môn, cùng với một số bạn bè, anh đã đàm phán cho rút một lực lượng lớn người biểu tiình và đã tránh được một sự đổ máu lớn.

Trong số những người đấu tranh cho quyền con người, anh Liu từ đó đã trở nên nổi tiếng, là một trong 4 người cao quý của phong trào phản kháng Thiên An Môn. Khái niệm người cao quý, theo Khổng Tử là một người có đức hạnh, "người cao quý đặt niềm tin vào nghĩa vụ của mình, còn bọn đểu chỉ nhìn vào sự ưu đãi quyền lợi cho cá nhân chúng nó".

Ngay trong ngày đầu tiên mà cuộc khởi nghĩa thất bại, Liu đã bị bắt và tiếp theo là 3 lần bị bỏ tù khác, dài nhất là vào tháng 12 năm 2008. Liu cùng thảo văn bản "Charta 08" (hiến chương 08), và đã ký vào, một bản tuyên ngôn kêu gọi cải cách chính trị và dân chủ hóa TQ. Tư pháp TQ đánh giá là một sự kích động phá hoại uy lực nhà nước và vào dịp Noel 2009 đã kết án anh 10 năm tù giam. Trong quá trình xét xử anh hoàn toàn không được trình bày ý kiến của mình.

Liu không phải không có lỗi

Một năm sau, vì cuộc đấu tranh lâu dài không bạo lực cho quyền con người cơ bản ở TQ, ông được tặng giải Nobel hòa bình. Cũng như Carl von Ossietzki thời còn nằm trong nhà tù quốc xã, chính phủ anh đã từ chối không cho anh xuất ngoại để nhận giải. Bù vào đó ở Oslo đã được đọc lời tuyên bố mà Lưu đã soạn chuẩn bị cho vụ án xét xử mình: "Cuộc cải cách chính trị tại TQ nên tiến triển từ từ, hòa bình, trật tự và có kiểm tra. Trật tự của một chính phủ tồi còn hơn là hỗn loạn của sự vô pháp luật". 

Lưu Hiểu Ba không phải là người không có lỗi. Trong cuộc đời mình, nhiều lần anh đã sửa. Ý tưởng hóa ban đầu của giá trị phương Tây còn ấu trĩ, sau này anh sám hối, nó đã dẫn anh đi lạc đường, "không nhìn rõ lỗi của văn hóa phương Tây. Bây giờ thì tôi đã hiểu, văn minh phương Tây rất có ý nghĩa cho việc cải cách TQ hiện tại, nhưng nó không thể cứu loài người một cách toàn diện được“.

Bắc Kinh sử dụng cái đau của anh Liu cho mục đích tuyên truyền

BK không thèm quan tâm đến những lời này của một tù nhân chính trị nổi tiếng, cũng như những sự phê phán khắp nơi trên thế giới. Ngược lại an ninh đã trừng phạt người vợ của anh là Lưu Hà, người chưa bao giờ phạm pháp, với một bản án, suốt bao năm trời không được ra khỏi nhà, đã làm cho nhà thơ bị lâm vào bệnh suy thoái thần kinh nặng.

Vào cuối tháng 6 thì lộ tin rằng anh đã bị ung thư gan vào giai đoạn cuối. Cơ quan tư pháp đã chuyển anh từ nhà tù sang một bệnh viện và nhờ đó vợ anh mới có dịp tiếp xúc với anh. Do áp lực ngoại giao từ Berlin và Washinton, BK đã cho phép 2 chuyên gia ung biếu từ Đức và Mỹ sang để khám cho anh Lưu. Nhưng BK đã sử dụng hành động nhân đạo này để làm chiến dịch tuyên truyền: Trái với sự thỏa thuận đã cân nhắc và không bảo đảm bí mật hồ sơ bệnh nhân, an ninh đã phát video hình và âm thanh về buổi khám. "Hành động này", đại sứ Đức tại BK cảnh cáo, "chôn vùi lòng tin vào cơ quan chức năng, rằng họ là yếu tố không thể thiếu nhằm đảm bảo sự điều trị cho anh có kết quả tối ưu".

Cuối cùng vào thứ năm, nhà đoạt giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba đã thất bại trong cuộc chiến chống căn bệnh ung thư. Một "người cao quý" đã chết, còn lại là lũ "chó đểu".


Chuyển ngữ:

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo